Những Người Phụ Nữ Huyền Thoại Trong Ngành Công Nghệ Thông Tin

Sự bình đẳng giới tính trong ngành Khoa Học là dấu mốc đánh dấu những bước tiến lớn quan trọng trong định hướng phát triển thành tựu của thế giới, được toàn cầu nhất trí thông qua vào năm 2015. Các quốc gia trên toàn thế giới đã nỗ lực rất lớn trong việc truyền tải thông điệp và cảm hứng đến những nữ giới hoạt động trong ngành Khoa Học-Công Nghệ. Từ đó, Ngày Quốc Tế Phụ Nữ ngành Khoa học- Kĩ thuật, được tổ chức vào ngày 11 tháng 2 hằng năm, là ngày để vinh danh những cống hiến và đóng góp quan trọng trong ngành khoa học công nghệ của nữ giới trên toàn thế giới nói chung và Hiệp hội Phụ Nữ tại Úc nói riêng. Đây là một dịp để chúng ta thể hiện niềm kính trọng, sự biết ơn và tưởng nhớ tới những người phụ nữ huyền thoại đã đặt nền móng cho ngành công nghiệp công nghệ thông tin. Từ Ada Lovelace – một nữ toán học gia tài năng, nữ lập trình viên máy tính đầu tiên trên thế giới vào những năm đầu giữa thế kỷ 19 tới nhà toán học nữ huyền thoại ở Nasa – Katherine Johnson, những nữ giới tài năng có tầm ảnh hưởng không nhỏ không chỉ ở những thành tựu trong ngành công nghệ thông tin mà còn bởi những câu chuyện của họ đã không ngừng truyền cảm hứng.

Ada Lovelace Là Ai?

Những người phụ nữ huyền thoại trong ngành công nghệ thông tin_Ada Lovelace Ada Lovelace, nữ toán học gia tài năng sinh năm 1815 đã được công nhận là lập trình viên máy tính đầu tiên trên thế giới vào những năm giữa của thế kỉ 19. Tài năng và sự hiểu biết sâu rộng về ngành toán học đã cho cô vinh dự được làm việc cùng nhà khoa học lừng danh Charles Babbage, cha đẻ của máy tính. Trong thời gian làm việc cùng cỗ máy” Công cụ phân tích”, một cỗ máy cơ khí có thể thực hiện nhiều chức năng toán học phức tạp, Ada Lovelace đã diễn giải một cách cụ thể và cặn kẽ nguyên lý cũng như cách hoạt động của cỗ máy này trong bản dịch được xuất bản năm 1843, và được coi là một cột mốc quan trọng trong ngành khoa học máy tính. Bà cũng đã liệt kê rất viết chi tiết cách để tính toán các số Bernoulli và nó đã đi vào lịch sử với vai trò là chương trình máy tính đầu tiên. Babbage đã được nhà toán học Luigi Federico đồng ý viết một bài báo về cỗ máy của ông để xuất bản trong một tạp chí hàn lâm của Thụy Sĩ vào tháng 10/1842. Lovelace sau đó đã dịch bài báo sang tiếng Pháp, với những ghi chú của riêng mình. Phiên bản của bà dài đến 20 ngàn chữ so với bản gốc chỉ có 8 ngàn chữ, hay theo như Babbage: “Những ghi chú của Nữ bá tước xứ Lovelace dài gấp ba lần chiều dài của bài viết ban đầu… Tác giả đã chạm đến gần như toàn bộ những câu hỏi khó khăn và trừu tượng nhất của vấn đề”. Lovelace đã chỉ ra tiềm năng mang tính cách mạng của chiếc “máy tính”, xử lý những ký hiệu hoàn toàn chỉ là biểu tượng, mà nhờ đó có thể thắng trò chơi hoặc sáng tạo âm nhạc: “Nếu các mối quan hệ cơ bản về cao độ âm thanh… trong sáng tác âm nhạc có thể được thể hiện dưới những kí hiệu như vậy thì cỗ máy này có thể sáng tạo những bản nhạc công phu ở bất cứ một mức độ phức tạp nào”. Ada Lovelace đã phải trải qua căn bệnh nặng trong suốt phần đời còn lại của bà và qua đời ở tuổi 36, nhưng những bản dịch huyền thoại của bà sẽ không bao giờ bị lãng quên. Tìm hiểu thêm về Ada Lovelace

Katherine Johnson – được mệnh danh “Máy Tính Sống”

Những người phụ nữ huyền thoại trong ngành công ngh Katherine Johnson(1918-2020) là một phụ nữ Mỹ- gốc Phi, sinh ra tại thành phố White Sulphur Springs, thuộc tiểu bang West Vỉginia, miền nam nước Mỹ. Từ khi còn đi học, bà đã bộc lộ tài năng thiên bẩm với những con số, luôn đứng đầu ở trường và được các giáo viên hết mực khen ngợi. 13 tuổi, bà đã thi đỗ vào trường Trung học Phổ thông chuyên thuộc trường Đại học tiểu Bang West Virginia. 18 tuổi, bà đăng ký học tại một ngôi trường đại học và nhanh chóng khởi nghiệp là một gia sư dạy toán, với sự giúp đỡ của giáo sư toán học William Chieffelin Claytor, người đã khích lệ Katherine Johnson để trở thành một nhà nghiên cứu toán học và đã phát triển lớp học hình không gian dành riêng cho bà. Bà đã vinh dự trở thành người Mỹ gốc Phi thứ 13 có được tấm bằng Tiến Sĩ danh giá về ngành toán học, tốt nghiệp thủ khoa vào năm 1937, và nhanh chóng nhận công việc đầu tiên là một giáo viên dạy toán ở một ngôi trường công lập tại Virginia. May mắn thay, sau khi có một sắc lệnh của tổng thống Mỹ, cấm việc phân biệt chủng tộc trong ngành quốc phòng, bà Johnson được vào Ủy ban tư vấn hàng không quốc gia (NACA), tiền thân của NASA vào năm 1953. Ban đầu, bà làm việc ở một nhóm toàn phụ nữ sau khi nhanh chóng được chuyển sang Đơn vị Nghiên cứu Hàng không trong nhiều năm. Bà được giao nhiệm vụ nghiên cứu đường bay của  Mercury-Redstone 3 do phi hành gia Alan Shepard điều khiển. Bà là đồng chủ biên nghiên cứu về hạ cánh tàu vũ trụ lên một thiên thể khác an toàn. Trước khi nhiệm vụ lịch sử hạ cánh xuống mặt trăng diễn ra vào năm 1969, cũng chính bà Johnson đã vẽ được bản đồ bề mặt của mặt trăng, cho phép hai phi hành gia hạ cánh an toàn và cả nhiệm vụ Apollo 11 trở về nhà an toàn. Johnson là một tượng đài huyền thoại về người phụ nữ có biệt tài tính toán và phân tích đường bay lên mặt trăng chính xác một cách tuyệt đối trong suốt 33 năm cống hiến cho Nasa. “Cô ấy đã là một người phụ nữ anh hùng cho nước Mỹ và sự đóng góp lớn lao đó sẽ không bao giờ bị lãng quên”, Đại diện Nasa- Jim Bridenstine nhận định. Tổng thống Barack Obama đã vinh dự trao tặng cho bà Huân chương vì những cống hiến to lớn cho Quốc gia, Huân Chương Tự Do của Tổng Thống vào năm 2015. 33 năm hoạt động cho Nasa, Katherine Johnson là người tiên phong cho công cuộc xoá bỏ chủ nghĩa phân biệt giới tính và chủng tộc, khẳng định vai trò và tài năng của thế hệ trẻ có thể phát triển về toán học và khoa học, vươn cao tới tầm cỡ ngoài vũ trụ, Obama khẳng định. Katherine Johnson qua đời vào ngày 24 tháng 2 năm 2020, thưởng thọ 101 tuổi. Những cống hiến của bà trong lĩnh vực Toán Học – Vũ Trụ đã được được xuất bản thành cuốn sách bán chạy nhất và sau đó chuyển thể thành bộ phim đình đám” Hidden Figures”. Bộ phim dành được ba đề cử Oscar cho kịch bản chuyển thể, phim và nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất năm 2018. Còn trước đó, những đồng nghiệp nam giới gọi các bà là “máy tính mặc váy”, phải làm việc ở chỗ tách biệt. Giờ đây, NASA đổi tên một khu nghiên cứu theo tên của bà Johnson, và con đường nơi đặt trụ sở NASA ở thủ đô Washington được đổi tên thènh “Hidden Figures Way”. Katherine JohnsonCỗ Máy Thiên Tài Đến Từ Nasa, Người Đã Giúp Phi Hành Gia Đầu Tiên Của Mỹ Vượt Ra Ngoài Không Gian
Đón Xem Giới Thiệu Bộ Phim” Hidden Figures” – Dựa Theo Câu Chuyện Chưa Từng Được Kể Về Nhà Thiên Tài Toán Học Katherine Johnson

Bộ phim Hidden Figures(2016)  là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của điện ảnh Mỹ, được đạo diễn Theodore Melfi thực hiện dựa trên cuốn sách cùng tên của Margot Lee Shetterly, viết bởi Melfi và Allison Schroeder

Sưu tầm từ nhiều nguồn

CẦN GIÚP ĐỠ ĐĂNG KÝ KHÓA HỌC VUI LÒNG LIÊN HỆ

Ozlinks Education Career Services

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

// function disable copy envent function add_this_script_footer(){